Làm thế nào để có một chậu hoa hồng đẹp?

Hoa hồng là loài hoa được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên để có được một chậu hoa hồng đẹp lại không hề đơn giản. Những thông tin trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn có một chậu hoa hồng đẹp nhất, ưng ý nhất. Hãy cùng Chautrongrau tìm hiểu nhé.

Chậu hoa hồng tuyệt đẹp cần rất nhiều công chăm sóc
Chậu hoa hồng tuyệt đẹp cần rất nhiều công chăm sóc

Trồng hoa hồng trong chậu cần lưu ý những gì?

1. Chọn lựa chậu trồng phù hợp

Để có một chậu hoa hồng ưng ý, bạn cần phải có một chiếc chậu phù hợp với giống hoa và không gian bày trí. Theo đó, bạn có thể chọn chậu trồng theo các tiêu chí sau:

1.1. Kiểu dáng

Kiểu dáng chậu hoa hồng cần phải phù hợp với phong cách bày trí của không gian. Nếu bạn yêu thích phong cách Âu Châu lịch lãm thì một chiếc chậu Monrovia là chọn lựa tuyệt vời. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn một chiếc chậu có dáng tròn, vuông hay được chạm khắc hoa văn,… tùy theo phong cách thiết kế.

Nên chọn chậu có màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng vì hoa hồng thường có màu sắc rực rỡ. Chiếc chậu không quá sáng màu sẽ giúp cân bằng không gian, làm nổi bật vẻ đẹp của đóa hồng.

1.2. Chất liệu

Có rất nhiều chất liệu chậu hoa để lựa chọn trên thị trường. Tuy nhiên, để trồng hoa hồng thì bạn có thể ưu tiên chọn những chiếc chậu được làm từ chất liệu bền chắc như đất nung, đá mài, sứ, …

1.3. Kích thước chậu

Khi trồng hoa hồng bạn cần lưu ý chọn loại chậu có kích thước thích hợp với sự phát triển của cây. Chậu phải rộng rãi để bộ rễ phát triển và cho cây phát triển về sau. Tuy nhiên, không nên chọn loại chậu quá nhỏ hay quá to so với kích thước của cây vừa ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ lại mất nhiều thời gian tưới nước.

Nên tùy chọn kích thước chậu hoa hồng thật chuẩn
Nên tùy chọn kích thước chậu hoa hồng thật chuẩn

2. Chọn giống hoa

Khi trồng hoa hồng, bạn cần chú ý lựa chọn giống hoa. Có rất nhiều giống hoa hồng khác nhau về màu sắc, chủng loại và nguồn gốc trên thị trường. Hãy lựa chọn giống phù hợp với sở thích cá nhân của bạn.

Ngoài ra, chọn lựa chọn giống hoa cũng cần được chú ý tới tiêu chí phát triển tốt và chống bệnh. Nhiều người trồng hoa thường bỏ qua yếu tố này. Hãy chọn giống hoa có khả năng sinh trưởng và chống chịu sâu bệnh tốt.Ví dụ: Cây ghép phát triển nhanh nhưng có thể rụng hoa nhanh, trong khi cây giâm phát triển chậm nhưng có sản lượng hoa tốt.

3. Chọn vị trí đặt chậu hoa hồng

Chọn vị trí trồng hoa hồng hợp lý rất quan trọng. Cần đặt chậu hoa ở nơi có ánh sáng tốt nhưng tránh ánh nắng trực tiếp. Hãy đảm bảo hoa hồng nhận được ít nhất 5 – 6 tiếng ánh sáng mỗi ngày. Tránh ánh nắng quá mạnh và thiếu sáng có thể dẫn đến cây bị bệnh và không ra hoa tốt.

4. Chuẩn bị giá thể cho chậu hoa hồng

Để có một chậu hoa hồng tươi tốt là cần phải chuẩn bị tốt giá thể. Điều đầu tiên là đảm bảo môi trường thông thoáng, thoát nước tốt. Bạn có thể đục một lỗ ở đáy chậu và kê thêm chân hoặt lót trấu hay than tổ ong.

Cần chuẩn bị giá thể cho chậu hoa hồng
Cần chuẩn bị giá thể cho chậu hoa hồng

Đất làm giá thể phải tơi xốp, thoát nước tốt để tránh ngập úng, thối rễ. Ưu tiện trộn thêm phân hữu cơ vào giá thể khi trồng cây. Lưu ý là phân phải được ủ hoai mục, không chứa kí sinh trùng làm hại cây.

Chăm sóc thế nào đều chậu hoa hồng luôn tươi tốt?

Để có được một chậu hoa hồng tươi tốt, ít bệnh thì bạn cần phải biết cách chăm sóc. Sau đây là cách chăm sóc chậu hồng cơ bản nhất:

1. Tưới nước cho chậu hồng

Cây hoa hồng cần phải được tưới thường xuyên thì mới phát triển tươi tốt được. Bạn nên tưới cây mỗi ngày vào buổi sáng, không nên tưới vào buổi tối vì có thể dễ bị bệnh nấm. Hãy thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc phun sương để đảm bảo cây được tưới đúng giờ mỗi ngày.

2. Bón phân cho hoa hồng

Hoa hồng cần dinh dưỡng để tăng trưởng, đặc biệt là khi trồng trong chậu. Hãy chú ý chọn phân bón phù hợp. Bón phân vi lượng vào mùa xuân. Trong giai đoạn tăng trưởng, bổ sung phân bột hữu cơ lỏng để tăng số lượng hoa. Bạn cũng có thể bổ sung phân vi sinh để tăng dinh dưỡng và an toàn cho hoa.

3. Phòng và trị bệnh trên cây hoa hồng

Hoa hồng được trồng trong chậu thường gặp vấn đề sâu bệnh như nấm, nhện đỏ, nhện trắng, ốc sên, sâu ăn lá, bọ trĩ… Để hoa hồng hạn chế sâu bệnh bạn có thể sử dụng phân trùn quế kết hợp với Trichoderma để chống sâu bệnh cũng như tăng đề kháng cho cây.

4. Cắt tỉa cây hồng trong chậu

Khi trồng hoa hồng trong chậu cần chú ý cắt tỉa những bông hoa đã héo và cành bị gãy hoặc cành già để cây mọc lá tươi mới. Thời điểm tốt nhất để cắt tỉa là đầu mùa, khi chồi hoa hồng đang phình ra. Cắt tỉa sau mỗi đợt thu hoạch hoa sẽ giúp cây nảy chồi và giảm tình trạng bệnh.

Nên thường xuyên cắt tỉa hoa hồng để đẹp hơn
Nên thường xuyên cắt tỉa hoa hồng để đẹp hơn

Để chăm sóc được một hoa hồng ưng ý không hề đơn giản. Bên cạnh việc chọn chậu, chọn giống bạn cần phải biết cách trồng, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh. Hy vọng với những thông tin trong bài bạn sẽ nhanh chóng có được một chậu hoa hồng tươi tốt, luôn nở rực rỡ.

Viết một bình luận